Sơn lại nhà cũ như thế nào để sáng đẹp như mới
Sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà sẽ xuất hiện các vết nứt, vết xước hay ẩm mốc bong tróc. Điều này làm mất đi giá trị thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cuộc sống của gia chủ. Lúc này bạn cần sơn lại nhà để khắc phục tình trạng trên. Vậy sẽ tiến hành sơn như thế nào, bao gồm các bước ra sao?
Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Bạn có thể tham khảo để dễ dàng lên kế hoạch sơn lại ngôi nhà cho gia đình mình.
1. Sơn lại nhà có cần sơn lót không?
Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để giải đáp cho thắc mắc này, Hiệp hội sơn xin nhấn mạnh lại về vai trò của sơn lót.
Sơn lót là sản phẩm có công thức riêng biệt có tác dụng hỗ trợ sơn phủ bề mặt. Sơn lót rất cần thiết trước khi thi không lớp sơn màu và không hề lãng phí. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ bề mặt tường. Thêm vào đó là khả năng hoàn thiện tính thẩm mỹ cho công trình.
Một số tính năng cụ thể của sơn lót đó là:
Tăng độ kết dính cho lớp sơn phủ.
Tăng khả năng chống kiềm, chống thấm cho tường nhà.
Lớp tường ngoài mịn và đều với độ sáng bóng giúp màng sơn đẹp hơn.
Ngăn chặn những vết bẩn và đảm bảo độ bền cho ngôi nhà theo thời gian.
Chính vì những công dụng trên mà chúng tôi xin nhấn mạnh là sơn tường mời hay sơn lại cũng đều cần sơn lót. Lớp lót này là sợi dây liên kết giúp lớp sơn phủ có thể bám chắc hơn trên bề mặt tường nhà. Đặc biệt đối với những bức tường cũ khi đã bị ảnh hưởng thì sơn lót lại càng quan trọng hơn. Do đó đừng quên lớp sơn lót bạn nhé!
2. Các bước sơn lại nhà hoàn chỉnh, tiết kiệm chi phí
Để người dùng có thể dễ dàng hình dung ra công đoạn sơn lại nhà ra sao, chúng tôi xin thông tin chi tiết về các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bảo vệ đồ đạc
Hãy di chuyển đồ đạc hoặc che chắn ở khu vực cần sơn
Bước 2: Vệ sinh và xử lý tường cũ
Bước này là một khâu vô cùng quan trọng để lớp sơn mới thật hiệu quả. Tuy vào từng trường hợp sẽ có những cách xử lý khác nhau:
Trường hợp là các vết ố hay nấm mốc rộng: Dùng vật cứng cạo sạch lớp tường cũ, xả bỏ hoàn toàn.
Trường hợp tường cũ vẫn bám dính tốt thì chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn, không cần tác động quá sâu và lan rộng khu vực tường.
Bạn có thể kiểm tra chất lượng độ dính của tường bằng cách dùng băng keo giấy dán lên tường sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì chứng tỏ độ bám dính đã không còn tốt và cần thay thế.
Bước 3: Trám vá các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng
Đối với những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như bong tróc sâu hay những chỗ lõm hoặc nứt nẻ, bạn phải tiến hành trám lại trước khi sơn. Vật liệu để trám đó là các loại keo dính đặc biệt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng sơn hoặc cửa hàng có liên quan.
Khi quét nên chia thành nhiều lần với những lớp keo mỏng thay vì trát một lớp dày cộp. Chú ý san keo cho đều.
Bước 4: Tiến hành sơn lót
Bạn nên sử dụng sơn lót chống kiềm để đảm bảo lần sơn lại giữ được lâu hơn. Dùng con lăn lăn lại 1 đến 2 lần nếu thấy cần thiết. Lưu ý mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1h để đảm bảo độ khô cần thiết.
Nếu loại sơn lót quá đặc, bạn có thể pha thêm 10% nước sạch để dễ dàng thi công và tăng độ phủ tối đa.
Bước 5: Tiến hành sơn phủ
Bước này cần chọn được loại sơn tốt với màu sơn tương đồng sơn cũ. Gia chủ ngoài việc nắm rõ kỹ thuật sơn, còn cần chọn sơn chất lượng. Một số tiêu chí chọn lựa như độ bền, không bị phai màu, chống kiềm, chống ẩm mốc, độ bám dính tốt, độ che phủ cao.
Một số thương hiệu sơn phủ đáng chú ý như: QUEENTEX, UTU, Dulux, Jotun, Nippon, Kova. Bạn có thể cần nhắc tùy nhu cầu để lựa chọn sản phẩm và kích cỡ thùng sơn phù hợp.
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi